Mở cửa 8:00-17:30: Thứ 2 - Thứ 7

6 biểu hiện của trẻ thiếu kẽm

Bổ sung kẽm đúng lúc, đúng cách giúp trẻ ăn ngon, ngủ ngon, phát triển cơ thể. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ vẫn đang thắc mắc khi nào nên bổ sung kẽm cho con. Dưới đây là 6 trường hợp mẹ cần hết sức lưu tâm để kịp thời bổ sung kẽm giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt hơn mỗi ngày.

Trẻ biếng ăn

Trẻ biếng ăn, còi cọc vẫn luôn là "ác mộng" đối với tất cả bà mẹ. Trong đó rối loạn vị giác hay tổn thương vị giác là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Kẽm là vi chất dinh dưỡng có tác dụng kích thích gai vị giác, tế bào niêm mạc miệng hypoplasia tham gia vào cơ chế cảm nhận mùi vị, và các vùng trong hệ thống thần kinh trung ương, kích thích sự ngon miệng ở trẻ. Vì vậy, việc bổ sung kẽm góp phần quan trọng trong việc cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ.

Ngoài ra, kẽm giúp kích thích hoạt động của khoảng 300 enzyme, là những chất xúc tác phản ứng sinh hóa trong cơ thể, thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa trẻ em, làm tăng cảm giác thèm ăn và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Kết quả một nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2013 với 300 trẻ mẫu giáo từ 2 - 6 tuổi tại Isfahan, Iran cho thấy: Bổ sung kẽm có tác động tích cực trong việc thúc đẩy lượng calo hấp thụ và hỗ trợ giảm chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ.

Trẻ bị tiêu chảy

Việc bổ sung kẽm cho trẻ bị tiêu chảy là cần thiết và đã được WHO và UNICEF khuyến nghị. Kẽm có thể làm giảm thời gian bị tiêu chảy, tăng tốc độ hồi phục của đường ruột và giảm tỷ lệ mắc bệnh.

Kẽm có tác dụng cải thiện sự hấp thụ nước và chất điện giải, cải thiện sự tái tạo mô ruột, giúp loại bỏ mầm bệnh tốt hơn.

Trẻ hay ốm vặt

Kẽm tham gia điều chỉnh chức năng của tế bào lympho T, lympho B, đại thực bào, bạch cầu trung tính có nhiệm vụ nhận diện và tiêu diệt mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Bổ sung kẽm là một trong những cách tăng đề kháng cho trẻ hay ốm vặt.

Ngược lại, khi bị vi khuẩn, virus xâm nhập và tấn công, cơ thể trẻ liên tục phải huy động một lượng lớn khoáng chất trong đó có vi chất kẽm để kích thích hoạt động của các tế bào miễn dịch lympho B và lympho T. Lúc này cơ thể trẻ cần lượng kẽm cao hơn bình thường nên mẹ cần ngay lập tức bổ sung kẽm để trẻ kịp thời thiết lập và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống chọi tốt với mầm bệnh.

Trong Đánh giá dinh dưỡng thường niên năm 2021, Lothar Rink - một nhà miễn dịch học tại Đại học RWTH Aachen ở Đức cho biết: kẽm là yếu tố có khả năng hỗ trợ bảo vệ chức năng miễn dịch. Bổ sung kẽm có thể hỗ trợ làm giảm tỷ lệ tử vong do các nguyên nhân như tiêu chảy, viêm phổi và sốt rét.

Trẻ kém tập trung, kém trí nhớ

Lượng kẽm trong hệ thần kinh chiếm khoảng 1,5% tổng lượng kẽm toàn bộ cơ thể có tác dụng ổn định hoạt động của tế bào thần kinh, tham gia cấu trúc não bộ, truyền dẫn tín hiệu thần kinh, duy trì phát triển trí não, trí lực, trí nhớ, giảm căng thẳng âu lo. Thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức của trẻ.

Trẻ em không đủ lượng kẽm có liên quan đến việc giảm khả năng học tập, thờ ơ và chậm phát triển trí tuệ. Trẻ em hiếu động có thể thiếu kẽm và vitamin B-6 cũng như thừa chì và đồng.

Chính vì vậy, khi thấy trẻ kém tập trung, kém trí nhớ, giảm chú ý, mẹ cần sát sao bổ sung kẽm kịp thời, giúp trẻ sớm cải thiện tình trạng này.

Trẻ đang trong giai đoạn phát triển

Vi chất kẽm đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phân chia tế bào, tham gia hình thành các tổ chức, phát triển cơ thể như tạo tế bào máu, tái cấu trúc tim, tạo tế bào mỡ, duy trì tế bào gốc, phát triển hệ xương và cơ trơn, tái tạo các tế bào thần kinh võng mạc, rất cần thiết trong quá trình phát triển của trẻ.

Bên cạnh đó, kẽm tham gia vào quá trình sinh tổng hợp và điều hòa chức năng của trục hormone dưới đồi như: GH (Growth hormone), IGF-I (Insulin-like growth factor 1) là những hormone tăng trưởng và kích thích chiều cao ở trẻ. Vì vậy, bổ sung kẽm trong giai đoạn phát triển góp phần hỗ trợ giúp trẻ đạt được chiều cao.

6 biểu hiện của trẻ thiếu kẽm - Ảnh 2.

                    Bổ sung kẽm trong giai đoạn phát triển góp phần hỗ trợ giúp trẻ đạt được chiều cao

Trẻ có các biểu hiện như rụng tóc, móng tay móng chân có đốm trắng

Kẽm là khoáng chất thiết yếu cho sự nhân lên của tế bào và hấp thu protein, những chức năng này rất quan trọng để có mái tóc dày, bóng mượt. Chính vì vậy, khi thấy trẻ rụng tóc mẹ cần nghĩ ngay đến việc có thể trẻ đang bị thiếu và cần được bổ sung kịp thời.

Móng tay, móng chân trẻ xuất hiện đốm trắng, giòn và dễ gãy có thể là do cơ thể cần lượng kẽm ổn định để phát triển mô và tế bào ở móng, mẹ cần chú ý để tăng cường nguồn kẽm từ bên ngoài cho trẻ.

Kẽm là vi chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển cả thể chất và tinh thần của trẻ. Vì vậy, khi thấy con gặp 1 trong 6 trường hợp như trên, ba mẹ cần đưa con đi khám xem con có bị thiếu kẽm hay không. Từ đó có các biện pháp bổ sung kịp thời kẽm cho con.

: 6 biểu hiện của trẻ thiếu kẽm
02499999365